Ga Đà Lạt và những dịch vụ thu hút du khách trải nghiệm

18:31 | 15/12/2020

Ga Đà Lạt và những dịch vụ thu hút du khách trải nghiệm

Ga Đà Lạt là nhà ga xe lửa cổ nhất Đông Dương mang đậm kiến trúc Pháp do hai kiến trúc sư Moncet và Reveron thiết kế, và được xây dựng vào năm 1932. Đây là nhà ga có tuyến đường sắt răng cưa độc đáo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Và hiện tại, đây là địa điểm du lịch Đà Lạt không thể bỏ lỡ của nhiều du khách.

 

GA ĐÀ LẠT CÓ KIẾN TRÚC RẤT ĐỘC ĐÁO

Ga Đà Lạt có kiến trúc rất độc đáoSlideshow
Ảnh: @ngkimngan__

Hình dáng nhà ga xe lửa Đà Lạt được thiết kế giống như núi Lanbiang và hình tượng mái nhà rông Tây Nguyên độc đáo của Đà Lạt với 3 chóp nhọn cao 11m, dài 66.5m và ngang 11.4m. Với mặt bằng được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng qua các trục vuông, sự đồ sộ của công trình kiến trúc này thể hiện rõ qua hệ vì kèo đỡ mái bằng bê tông với chiều cao lên đến 6m. Những kiến trúc xưa vẫn được lưu giữ gần như trọn vẹn, các ô cửa được lắp kính tạo màu tạo hiệu quả ánh sáng cho toàn bộ khu vực bên trong nhà ga đặc biệt là những dòng chữ quốc ngữ “Lý trình hoa xa”, “Cáo thị giờ tàu”, mái chóp giữa có đặt chiếc đồng hồ,…

GA ĐẠT LẠT GIỮ NHIỀU KỶ LỤC

Ga Đạt Lạt giữ nhiều kỷ lụcSlideshow
Ảnh: @moon._.ngo

Được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc Quốc gia từ cuối năm 2001, hiện nay, Ga Đà Lạt chính là 1 trong những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Ga Đà Lạt hiện tại đang giữ 5 kỷ lục:
* Nhà ga cao nhất.
* Nhà ga cổ nhất cùng với ga Hải Phòng, lâu đời nhất ở Đông Dương.
* Đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất chỉ có ở Đà Lạt.
* Nhà ga độc đáo nhất.
* Nhà ga đẹp nhất Việt Nam.

Bên cạnh việc đến thưởng thức vẻ đẹp cổ xưa mà rất độc đáo của nhà ga khách du lịch đến đây còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ hấp dẫn như: thưởng thức cà phê trong toa tàu, đi tàu hỏa, vẽ chân dung, khắc chữ lên móc chìa khóa,…

DỊCH VỤ TRẢI NGHIỆM ĐI TÀU HỎA ĐẾN TRẠI MÁT

Dịch vụ trải nghiệm đi tàu hỏa đến Trại MátSlideshow
Ảnh: @trangtrang1408

Chiều dài của toàn tuyến ga xe lửa Đà Lạt ngày đó là 84km nối dài từ Tháp Chàm đi Đà Lạt. Do toàn đồi núi cao và hiểm trở cùng đi xuyên qua 5 hầm nên nó phải sử dụng đường ray và đầu máy kéo răng cưa trong khoảng 16km. Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Tp. Đà Lạt – Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước – TP Đà Lạt. Trong 1 ngày sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ Đà Lạt đi Trại Mát:

1. Chuyến đầu tiên: 7h15 = 9h15
2. Chuyến thứ 2: 9h20 = 11h20
3. Chuyến thứ 3: 11h55 = 13h25
4. Chuyến thứ 4: 14h = 15h30
5. Chuyến cuối: 16h5= 17h35

Trước đây, ga Đà Lạt sử dụng 4 toa nhỏ, mỗi lần chỉ chở được tối đa 80 hành khách. Tuy nhiên, hiện nay, nhà ga đã đưa vào hoạt động thêm 2 toa tàu mới có sức chứa 128 hành khách để phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng đông.

DỊCH VỤ TRẢI NGHIỆM UỐNG CÀ PHÊ TRONG TOA TÀU

Dịch vụ trải nghiệm uống cà phê trong toa tàuSlideshow
Ảnh: @christywuwu

Tại nhà ga xe lửa Đà Lạt đang cho trưng bày một đầu máy cổ được sản xuất vào nửa đầu thế kỷ 20. Bên cạnh đó các toa tàu không còn sử dụng được ga cải tạo lại thành một quán cà phê mang đậm phong cách thơ mộng của Đà Lạt. Không gian được trưng bày khá đơn giản với những bức tranh phong cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng của Đà Lạt và những chiếc đèn măng-sông của hơn nửa thế kỷ trước. Tại đây, khách du lịch sẽ được thưởng thức những tách cà phê ấm nóng, thơm nồng trong một không gian đặc biệt sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị.

DỊCH VỤ VẼ CHÂN DUNG, KHẮC CHỮ LÊN MÓC CHÌA KHÓA

Dịch vụ vẽ chân dung, khắc chữ lên móc chìa khóaSlideshow
Ảnh: @mon_2697

Bên trong sảnh chờ của nhà ga có trên 10 bàn chuyên vẽ chân dung, khắc chữ lên móc khoá hay viết tên lên hạt gạo, dán chữ nổi,… rất đẹp. Đa phần những người làm nghề ở đây đều không được đào tạo qua trường lớp nhưng tay nghề lại rất cao. Những tác phẩm được họ tạo ra rất đẹp mắt. Thế nên không ít du khách chấp nhận ngồi chờ cả nửa giờ để được sở hữu những tác phẩm độc đáo theo ý thích của riêng mình.
Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Cũ hơn Mới hơn

Bình luận