Đặc sắc lễ hội thác Bản Giốc 2019

10:17 | 07/10/2019

Đặc sắc lễ hội thác Bản Giốc 2019

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên đẹp hùng vĩ được xếp vào top 10 những thác nước hùng vĩ nhất thế giới được tạp chí Touropia bình chọn, và top 5 thác nước mang nhiều huyền thoại do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Lễ hội du lịch thác Bản Giốc đã được tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất cũng như con người Cao Bằng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến với thác Bản Giốc.

Bản Giốc là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới quốc gia. Đây cũng là địa điểm nổi bật và thu hút du khách đến với huyện Trùng Khánh nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.

Thông tin diễn ra lễ hội thác Bản Giốc
 
📍 Ngày 5-6/10/2019
 
- Lễ hội ánh sáng tại Thác Bản Giốc: 8h - 9h30 tối ngày 5/10/2019.
 
- Lễ hội rước nước cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà tại Chùa Phật Tích Trúc Lâm từ 7h30 - 11h30 sáng ngày 6/10/2019.
 
- Trưng bày gian hàng giới thiệu sản vật, đặc sản, văn hoá ẩm thực và các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại chân thác từ 5 - 6/10/2019.
 
- Thi liên hoan hát dân ca tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng km5 Tp Cao Bằng 6/10/2019.
 
(MIỄN VÉ VÀO CỔNG THÁC từ ngày 5 - 6/10/2019)

LỄ HỘI GỒM PHẦN LỄ VÀ PHẦN HỘI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG PHÚ

Lễ hội gồm phần lễ và phần hội với các hoạt động phong phúSlideshow
Lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc diễn ra vào ngày 5-10 tại khu vực chân thác Bản Giốc; Lễ rước nước cầu quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa tổ chức vào ngày 6-10 tại chùa Phật tích Trúc Lâm (xã Đàm Thủy); trưng bày gian hàng giới thiệu sản vật, đặc sản, văn hóa ẩm thực của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trùng Khánh; triển lãm ảnh “Khám phá miền non nước Trùng Khánh” và “Cao Bằng - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; liên hoan dân ca các dân tộc của Cao Bằng.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động thể thao gồm các trò chơi dân gian như kéo co, tung còn, nhảy bao bố, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, bóc hạt dẻ... Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào 20h ngày 5-10, tại Khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

VẺ ĐẸP CỦA THÁC BẢN GIỐC

Vẻ đẹp của thác Bản GiốcSlideshow
Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng khiến vô vàn hạt bụi nước li ti tung lên, tỏa mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.

KHÔNG THỂ BỎ QUA CƠ HỘI CHIÊM NGUÕNG ĐỘNG NGƯỜM NGAO

Không thể bỏ qua cơ hội chiêm nguõng Động Ngườm NgaoSlideshow
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km là một hang động tuyệt đẹp. Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, nơi đây có khí hậu ôn đới, một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ trung bình mùa hè là 25 - 28°C, mùa đông là 16 - 17°C.

DU NGOẠN TRÊN SÔNG QUÂY SƠN

Du ngoạn trên sông Quây SơnSlideshow
Ảnh: Tuấn Anh

Thác Bản Giốc, nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính, trắng xóa như một dải thắt lưng lụa bạch trên nền áo xanh của rừng núi hùng vĩ; trên mặt sông, hơi nước tạo một khoảng sương mù soi rọi dưới ánh nắng mặt trời tạo nên những cầu vồng đa sắc màu. Bản Giốc còn một nhánh thác nữa nghiêng về phía Nam, nằm song song với dải thác chính ba tầng. Hai dòng thác chính, phụ tuôn chảy ngày đêm đã tạo nên lớp rêu phong ẩn mình sau những làn nước như tô thêm sự huyền bí, phong sương, chứa đầy trầm tích của thời gian.

Đôi khi, ta bắt gặp một đàn trâu xuất hiện trong chiều muộn lội tắm sông trước khi lững thững về chuồng làm sống động thêm bức tranh sơn thủy dân dã, đẹp đến nao lòng. Đêm, mảnh đất biên cương tưởng như hoang vắng, tĩnh mịch, nhưng đứng lặng khoảng xa vừa phải ta sẽ nghe thấy tiếng thác đổ như bản dương cầm sâu lắng, âm thanh hài hòa đến độ ta như nuốt vào lòng thứ dư âm mang sắc màu của đêm cổ tích chốn biên ải.

NHẢY MÚA BÊN ÁNH LỬA KHI MÀN ĐÊM BUÔNG XUỐNG

Nhảy múa bên ánh lửa khi màn đêm buông xuốngSlideshow
Khi màn đêm buông xuống Bản Giốc cũng là lúc ngọn lửa trại được nhóm lên. Trong không khí mát lành dưới chân thác Bản Giốc, du khách tay trong tay nhảy múa bên ánh lửa bập bùng cho đến tận đêm khuya.

Đặc biệt, khách sẽ được giao lưu văn hóa văn nghệ với đồng bào dân tộc Tày - Nùng nơi đây. Ngủ đêm vùng phên dậu, đối với du khách Việt sẽ là khám phá tận hưởng sự thiêng liêng; đối với du khách quốc tế, sẽ là chuyến trải nghiệm nhiều thú vị.

ĐẾN LỄ HỘI THÁC BẢN GIỐC 2019 ĂN GÌ?

Đến Lễ hội thác Bản Giốc 2019 ăn gì?Slideshow
Ẩm thực tại Cao Bằng rất phong phú. Nếu có dịp lên vùng đất này tham dự Lễ hội thác Bản Giốc 2019, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những đặc sản hấp dẫn.

+ VỊT QUAY 7 VỊ

+ Vịt quay 7 vịSlideshow
Được tẩm ướp đến 7 loại gia vị và chế biến theo cách riêng của người Tày, vịt quay 7 vị Cao Bằng mang mùi vị thơm lạ hấp dẫn, bắt mắt với màu vàng óng của mật ong rừng và thấm đượm vị ngọt, tươi của thịt vịt trên đầu lưỡi.

Món vịt thường được ăn cùng xôi, cơm nếp, ăn kèm các loại rau rừng.

+ BÁNH TRỨNG KIẾN

+ Bánh trứng kiến Slideshow
Bánh trứng kiến là loại bánh được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến sẽ được phi với mỡ heo cho thơm rồi rắc lên bột nếp hấp chín, mùi thơm ngậy mùi của trứng kiến sẽ khiến du khách khó lòng cưỡng lại.

+ LẠP XƯỞNG

+ Lạp xưởngSlideshow
Đây là món ăn không lạ lẫm gì với nhiều người. Tuy vậy, lạp xưởng Cao Bằng lại có mùi vị hấp dẫn hơn hẳn vì lạp xưởng được làm từ thịt tẩm ướp gia vị, mật ong và thêm ít rượu trắng, chút gừng và ít quả mắc mật khô xay nhỏ theo công thức riêng của người bản địa.

Đặc biệt, lạp xưởng được hong khô trên khói bếp nhiều ngày nên có độ dai và chắc thịt, thơm ngon. Đây sẽ là gợi ý hoàn hảo cho những người muốn mua quà cho người thân sau khi tham dự Lễ hội thác Bản Giốc 2019.

Cũ hơn Mới hơn

Bình luận